phampham33 LEVEL 12
Tổng số bài gửi : 161 Reputation : 1 Join date : 15/01/2011 Age : 35 Đến từ : Vinh Long
| Tiêu đề: Bàn về mâm ngũ quả ngày Tết Tue Jan 18, 2011 2:22 pm | |
| âm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền chính là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt. “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ảnh mình họa Người Việt dù ở ngoài nước hay trong nước, cứ đến ngày Tết cổ truyền đều không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu về cội nguồn của mình… Hằng năm, vào khoảng 27, 28 tháng Chạp âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị và bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Tại sao phải 5 loại quả?Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt – được thể hiện ở mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán. “Ngũ” tức năm, là biểu tượng chung của sự sống. “Quả” biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. “Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Và tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Chị Lan, ở phố Khâm Thiên (Hà Nội), cho biết: Tôi không biết bày mâm ngũ quả xuất hiện từ bao giờ, nhưng từ thời ông bà ta đã duy trì tập tục này. Tôi thấy đây là một nét nhân văn đẹp của dân tộc ta. Ngũ quả theo quan niệm từng vùng Tùy theo quan niệm của từng vùng, từng địa phương và do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo… Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung túc”, người miền Nam chuộng 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung. Trước tiên ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế; sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp. Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Cách bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào đan xen vào nhau. Mâm ngũ quả đã được cách tân. Ảnh minh họa
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của họ không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì có câu “quýt làm cam chịu”…
Trong những năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ gồm 5 loại quả, mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng; thậm chí còn được trang trí, tô điểm theo hình dáng các con vật bắt mắt. Song, vẫn có những điều không khác, theo quan niệm của người dân từng vùng, miền. “Hai năm gần đây, tôi thường mua tới 9 loại quả bày mâm quả ngày Tết cổ truyền. Tôi nghĩ, ngũ quả hay cửu quả - quan trọng là lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên”, Chị Lan chia sẻ.
Ý nghĩa của từng loại quả:
- Chuối, phật thủ: như bàn tay che chở. - Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. - Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. - Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. - Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. - Đào: thể hiện sự thăng tiến. - Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. - Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý. - Thanh long: ý rồng mây gặp hội. - Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. - Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời. - Dừa: có âm tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu. - Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. - Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. - Xoài: có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
|
|